Giải pháp nào cho bài toán thiếu nhân công xây dựng
logo_chuan

ĐỈNH CAO CÔNG NGHỆ PHUN VỮA TRÁT TƯỜNG
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - GIÁ THÀNH HỢP LÝ
HOTLINE: 098.102.4.102 - 0888.090.186

Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-rss gf-icn-instagram

Giải pháp nào cho bài toán thiếu nhân công xây dựng

Lướt qua một vòng trên các trang hội nhóm facebook ngành xây dựng chắc chắn chúng ta không khỏi ngạc nhiên với những lời tuyển dụng như nấm sau mưa của các tổ đội nhóm thi công xây dựng. Lương cao ngất ngưởng, cam kết chế độ đãi ngộ, lương thưởng nhưng vì sao các công ty và đội nhóm xây dựng đều thiếu nhân công lao động một cách trầm trọng? Cách khắc phục những vấn đề này là gì?

"Đỏ mắt" tìm thợ

Căn nhà của chị Nguyễn Thị Nhàn đang xây dở ở khu dân cư mới phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp đã phải tạm dừng thi công cả tuần nay vì không có thợ xây. Ngày nào chị Nhàn cũng gọi điện giục chủ thầu khẩn trương thi công nhưng đều nhận được câu trả lời rằng thiếu thợ, phải tranh thủ cho anh em tập trung đổ mái nốt nhà này, hoàn thiện nốt công trình kia 1-2 ngày nữa mới quay lại làm được.

Chị Nhàn ngán ngẩm: Nhà tôi xây có 2 tầng, diện tích mặt sàn vẻn vẹn vài chục mét vuông, tưởng rằng chỉ 3 tháng là xong, nhưng giờ phải tạm dừng vì nhà thầu thiếu thợ. Làm dở dang ra rồi, bây giờ nếu yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì khó cả mình, cả nhà thầu, mà cứ tình trạng này không biết kéo dài đến bao giờ, mùa mưa bão thì đã cận kề. Ngoài ra, sắt thép, xi măng đã nhập về phải có người trông nom, rất mất công, mất việc.

Tình trạng các công trình xây dựng bị kéo dài thời gian thi công như nhà chị Nhàn không phải là cá biệt. Anh Tống Văn Ngữ (xã Yên Lâm, huyện Yên Mô) chủ thầu có thâm niên gần 20 năm trong nghề xây dựng cho biết: "Nhu cầu xây dựng các trụ sở cơ quan, trường học, nhà ở dân dụng ở Ninh Bình những năm gần đây tăng mạnh, trong khi lao động trẻ hiện nay chủ yếu chọn làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp chẳng mấy ai theo nghề xây. Điều này dẫn tới tình trạng những nhà thầu như chúng tôi "đỏ mắt" tìm thợ, nhất là vào mùa cao điểm dịp cuối năm. 

Giải thích thêm về lý do "chạy sô" nhiều công trình cùng một lúc, anh Ngữ chia sẻ: Nếu chỉ tập trung thi công một ngôi nhà thì sẽ mất những hợp đồng khác. Hơn nữa làm xong công trình này mới tìm công trình khác thì thợ sẽ không có việc làm đều và khi đó họ sẵn sàng bỏ theo nhà thầu mới ngay. Là chủ thầu vừa phải tạo việc làm, thu nhập thường xuyên để giữ chân thợ; vừa phải đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, không phụ sự tin tưởng, giao phó của chủ nhà quả thực rất khó.

Cũng đang chạy đôn, chạy đáo tìm thợ xây cho gần 10 công trình dang dở, anh Nguyễn Văn Hoàn - một chủ thầu ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư chia sẻ: Thợ hồ thời nay "chảnh lắm", về quê tìm người, họ còn suy nghĩ chán chê. Thậm chí thợ phụ chẳng cần trình độ gì, chỉ cần chăm chỉ, có sức khỏe thôi cũng khó kiếm. Nhiều khi kiếm được vài người, làm việc mấy hôm, chưa kịp thỏa thuận hợp đồng, cai thầu khác trả giá cao hơn là họ lại rời đi. 

Do vậy, để giữ được "quân" anh Hoàn không ngần ngại trả thù lao lên tới 450 nghìn đồng/người/ngày cộng với cơm nuôi cho những người thợ "cứng", riêng thợ phụ từ 250-300 nghìn đồng/người/ngày nhưng cũng chẳng "chiêu mộ" đủ quân. Nhiều gia chủ tìm đến anh để thuê cải tạo nhà nhưng anh không dám nhận vì còn quá nhiều công trình đang phải hoàn thiện.

Cần có môi trường làm việc, đãi ngộ tốt hơn

Dù nghề thợ xây có thu nhập khá tốt, thợ chính từ 10-12 triệu đồng/người/tháng, thợ phụ từ 6-7 triệu đồng/người/tháng nhưng tại sao số lượng nhân công ngày càng khan hiếm so với nhu cầu thị trường? Lý giải về điều này, anh Lê Văn Tuấn, một thợ xây cho rằng: Lao động trẻ ở nông thôn bây giờ đổ vào các khu công nghiệp, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, dù thời gian làm việc gò bó, thu nhập thấp hơn chăng nữa nhưng "nắng không đến mặt, mưa không đến đầu", được hưởng nhiều chế độ phúc lợi… 

Trong khi đó làm thợ xây, công việc chủ yếu ngoài trời nắng, rất nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm, hầu hết không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thậm chí có khi làm các công trình xa nhà, phải ở lều, ở lán, ban ngày làm việc, tối đến không có phương tiện giải trí, chỉ biết quanh quẩn với cái điện thoại. 

Thực tế, thợ xây là một trong những ngành, nghề bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tay chân thợ xây, phụ hồ thường bị vôi, cát, xi-măng ăn da, xương khớp bị thoái hóa do phải mang vác nặng. Ngoài ra, có những lúc, người thợ phải treo mình lơ lửng trên những tòa nhà cao tầng giữa trời nắng nóng, trong điều kiện thiếu thiết bị bảo hộ, cần thiết. 

may-phun-vua-trat-tuong

Nhiều chủ thầu đã sẵn sàng bỏ tiền mua máy móc công nghệ để giảm sự phụ thuộc vào sức người

Hơn nữa, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tái tạo sức lao động không đảm bảo khoa học, thời gian làm việc kéo dài, từ sáng sớm đến tối muộn, phần lớn làm cả ngày chủ nhật. Thực tế cho thấy số thợ xây bị thương tích và bệnh tật tại nơi làm việc luôn chiếm tỷ lệ cao so với các ngành nghề khác. Do vậy nghề thợ xây ngày càng "mất giá" trong mắt lao động trẻ, phần lớn chỉ có những người quá tuổi để vào làm việc tại các công ty mới theo nghề này.

Khó khăn trong việc thu hút lao động, nhiều đội thầu xây dựng đã phải liên kết, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công trình đúng tiến độ. Các chủ thầu cũng đã đề ra các chế độ đãi ngộ tốt với những thợ giỏi, tìm kiếm thợ mới, thợ trẻ bằng cách nâng mức trả nhân công cao hơn. Bên cạnh đó, đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến nhằm giảm sự nặng nhọc cho người thợ, cũng như tăng năng suất lao động. Một số chủ thầu đã mạnh dạn đầu tư các loại máy móc có giá lên tới hàng chục triệu đồng như máy phun vữa trát tường, các công cụ sản xuất mới tăng năng suất và hiệu quả làm việc . Đó cũng là những bước đi đầu tiên để tiến tới lấy sức máy bù đắp sự thiếu hụt sức người của ngành xây dựng.

Tuy nhiên, thời gian tới, có lẽ vẫn cần những giải pháp căn cơ hơn, thay đổi cách quản lý theo hướng bảo đảm quyền lợi sức khỏe, đời sống lâu dài cho người lao động, hướng đến một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có như vậy mới giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động trong ngành xây dựng như hiện nay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ KHU VỰC MIỀN BẮC:

Công ty XD và Thiết bị công nghệ Danko

Văn phòng giao dịch: Số 134 Dương Văn Bé Quận Hai Bà Trưng TP HÀ NỘI

Điện thoại: 098.102.4.102 hoặc 0888.09.01.86

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ KHU VỰC MIỀN NAM:

Văn phòng giao dịch: Số 30 Đường N5 phường Thới Hoà TX Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 08.42.62.72.72

Email: danko.etechcons@gmail.com

Website: xaydungdanko.com

gf-icn-facebook gf-icn-youtube gf-icn-instagram gf-icn-rss gf-icn-twitter
Website is designed at tnweb.vn