Nghề cai thầu xây dựng: Những nốt thăng trầm
logo_chuan

ĐỈNH CAO CÔNG NGHỆ PHUN VỮA TRÁT TƯỜNG
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU - GIÁ THÀNH HỢP LÝ
HOTLINE: 098.102.4.102 - 0888.090.186

Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-rss gf-icn-instagram

Nghề cai thầu xây dựng: Những nốt thăng trầm

Hiện nay, xây dựng là một trong những nghề đang thiếu nhân công nghiêm trọng do phải cạnh tranh khắc nghiệt với các khu công nghiệp, phân xưởng đang mọc lên ngày càng nhiều trên khắp đất nước. Trong thời kỳ dịch bệnh lan tràn như hiện nay, việc thiếu nhân lực lại xảy ra tại hầu hết các tổ đội, nhóm thi công công trình. Một mặt phải đáp ứng yêu cầu tiến độ của phía chủ đầu tư, một mặt phải liên tục tuyển thêm nhân lực vừa duy trì sản xuất vừa lo đối phó với dịch bệnh có thể ập đến bất cứ lúc nào...

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 3 đời làm nghề xây dựng. Đời ông nội tôi, việc xây dựng nhà cửa vẫn còn rất ít, cả một làng may ra có một 2 mái nhà ngói, xây vôi. Thi thoảng, thôn làng xung quanh có xây cái cổng làng, cổng đình, hay kho thóc hay cái bể chứa nước mưa... Ông tôi vừa làm xây vừa làm mộc, cuộc sống về cơ bản cũng vẫn nhỉnh hơn so với những gia đình thuần nông không có nghề phụ chỉ trông chờ vào mấy sào lúa. Thời ông nội tôi, nghề xây dựng chưa có sắt thép, xi măng nhiều, công việc nhìn chung đơn giản nên tất cả các công việc đều dùng hoàn toàn bằng sức người. Thợ thuyền ngày ấy thì dễ kiếm vô cùng, có công có việc thì cũng ưu tiên con cháu trong nhà trong họ, tính toán họ gần họ xa để mà tuyển người chứ không phải mượn đến người ngoài. Ngày ấy, ai cũng tỏ ra thân thiết để được ông tôi cho đi làm cùng....

lu-va-be-nuoc-2

Bề chứa nước mưa tại một làng quê Bắc Bộ

Cha tôi theo chân ông đi làm xây và làm mộc từ thủa còn nhỏ, 5 tuổi đã được đi ăn cơm thợ nên sau này sau khi giải ngũ cũng về nhà nối bước ông làm một nhóm thợ xây. Thời đó, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế vừa mở cửa vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của chế độ bao cấp, tem phiếu nên công việc cũng lúc có lúc không. Phải đến những năm 90, mới xuất hiện nhiều công trình xây dựng nhà ở gia đình ở các thành phố lớn. Đội của cha tôi có hơn chục người, vẫn chủ yếu là anh em thân thiết trong xóm ngoài làng, làm các công trình trong nội thành Hà Nội. Mặc dù số lượng công việc có nhiều lên nhưng vẫn không đáng kể gì so với số lượng người trong làng tìm đến nhà tôi xin đi làm. Thời buổi kinh tế mở cửa, nhà nước không còn bao cấp nữa, mọi công việc đều cần dùng đến tiền. Trong khi đó, ngoài việc đồng áng ra hầu như không có nghề phụ nào nên nhu cầu tìm việc là rất lớn. Tôi vẫn nhớ như in, cạnh nhà tôi có bác làm công nhân cho nhà máy gang thép Thái Nguyên và một ông chú ở cuối làng làm công nhân xây dựng cho công ty Sông Đà, mỗi lần các chú, các bác ấy được nghỉ phép về quê là trong nhà ngoài sân lại chật kín hàng xóm láng giền đến uống nước, truyện trò cho tới tận khuya. còn lũ trẻ con chúng tôi thì vui như tết vì được ăn kẹo gôm và ngồi nghe những câu chuyện về các nhà máy, công xưởng. Ngày ấy, có việc làm là quí lắm, ai làm công nhân cho công ty nhà nước thì cũng coi như là thành đạt rồi. Thế nên, vấn đề thợ thuyền không cần quá lo lắng, chỉ cần nhận được việc làm thì muốn bao nhiêu người cũng có.

48d1075932t3885l6Ảnh: Trộn bê tông thủ công

Sau khi học hết cấp 3 và thêm 1 năm ôn luyện tôi vẫn không trúng tuyển được trường đại học nào. Tôi xin cha cho tôi đi làm cùng, học hành thì tôi chậm nhưng động đến việc chân tay thì tôi lại rất nhanh nhẹn, chỉ 2 năm sau tôi đã thành thạo công việc của một thợ cả. Cha tôi tuổi cũng cao và muốn nghỉ ngơi nên trao cho tôi toàn quyền năm đội thợ của ông lên tới gần 30 người. Có lúc nhận 6-7 công trình cùng lúc. Công việc thời buổi bây giờ rất nhiều, thợ thuyền thì cũng chưa đến nỗi khó lắm. Thợ làm cho tôi vẫn chủ yếu là các chú , các bác và anh em quanh làng quanh xã. Mọi thứ đều diễn ra thuận lợi cho đến 3,4 năm trở lại đây. Đất nước chuyển mình công nghiệp hóa mạnh mẽ, các khu công nghiệp, nhà xưởng mọc lên như nấm thu hút hầu hết lao động tại vùng nông thôn.Thợ ở quê tôi đi làm xa ít dần. Các chú, các bác trước đây làm cho tôi chủ yếu để nuôi con ăn học đại học, nay các em nó ra trường rồi ít áp lực về kinh tế nên đa phần chọn làm việc quanh quanh gần nhà không đi xa nữa. Nhiều công trình rất thuận lợi để làm thì tôi không dám nhận do thiếu thợ. Tôi bắt đầu tìm kiếm người lao động các khu vực miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Điện Biên...để giải quyết cơn khát thợ cho những công trình đang dang dở. Thời gian ban đầu, tôi vẫn tìm được điểm cân bằng giữa công trình và số lượng nhân công mình tìm được nhưng càng về sau sự bất ổn lại càng lớn dần nhất là những lúc mùa màng, lễ, tết...Sổ công có 30 cái tên nhưng hiện thực trên công trình chỉ có khoảng hơn chục người làm do người về, người nghỉ. Sự bất ổn luôn theo chu kỳ vào những dịp mùa màng, lễ tết 30/4 rồi 2/9...có những công trình trắng bảng công những tháng ấy. Vừa phải cạnh tranh thu hút lao động với các nhà xưởng, khu công nghiệp vừa cạnh tranh giữ thợ giữa các nhóm, đội khác, có lúc tôi thực sự muốn buông xuôi. Giá thợ tăng phi mã theo từng tháng,rồi mấy "bố" thợ mạng còn đòi hỏi cả những yêu cầu rất phi lý như kiểu sáng cấy chiều gặt, 3 ngày liên hoan nhỏ, 7 ngày liên hoan lớn, có những ông mới tập trát cũng tự xưng là thợ to đòi công giá trên trời, có ông còn chưa phân biệt nổi gạch đặc và gạch lỗ cũng khoe khoang đi phụ từ bé...Khó khăn trong việc tuyển thêm người là vậy, mặt còn lại đơn giá mấy năm nay gần như dẫm chân tại chỗ khiến cho thu nhập của gia đình ngày càng đi xuống. Có những công trình hạch toán xong xuôi thấy tiền lời chỉ vừa đủ vài bát phở. Bế tắc, tôi năm lần bảy lượt muốn bỏ nghề tìm hướng đi mới nhưng có thể là cái nghề gia truyền nên ngoài làm thợ xây dựng ra tôi thực sự cũng không tìm được hướng mới nào đáng thuyết phục. Tôi quyết định thay đổi chiến thuật, nhận ít công trình và chỉ mang những anh em thợ đã gắn bó bấy lâu để chiến đấu tiếp. Mặt khác tôi cũng tìm tòi những cách làm hay thay đổi hiệu quả cho công việc để giảm bớt áp lực phần nhân công. Thời nay được cái là internet đã phổ cập nên việc tiếp xúc những cách làm mới hay những máy móc mới đều rất đơn giản. Từ cái máy tời, máy cẩu, cách đắp phào đắp nẹp hay những công cụ mới như máy phun vữa, thước dây gạt vữa hay các loại giáo mác, cốp pha mới đều dễ dàng tìm thấy trên mạng. Mặc dù những phương pháp làm hay những công cụ cải tiến ấy thực sự chưa thay thế được hoàn toàn nhân công nhưng tôi phải thừa nhận là nó giúp tăng năng suất làm lên rất nhiều. Có khi gấp 3 đến 5 lần nếu làm theo cách làm cũ. Có lẽ, đối với cái nghề cai xây dựng này, những nỗi khó khăn nhất vẫn còn đang chờ đợi ở phía trước. Dịch bệnh qua đi, là lúc các khu công nghiệp nhà xưởng mở cửa trở lại, việc thu hút nhân công xây dựng là một bài toán chắc chắn không thể giải quyết một sớm một chiều. Nếu không sớm tìm ra giải pháp bù lại phần nhân công bị thiếu hụt, chắc chắn tôi sẽ lại phải một lần chuyển hướng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ KHU VỰC MIỀN BẮC:

Công ty XD và Thiết bị công nghệ Danko

Văn phòng giao dịch: Số 134 Dương Văn Bé Quận Hai Bà Trưng TP HÀ NỘI

Điện thoại: 098.102.4.102 hoặc 0888.09.01.86

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ KHU VỰC MIỀN NAM:

Văn phòng giao dịch: Số 30 Đường N5 phường Thới Hoà TX Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 08.42.62.72.72

Email: danko.etechcons@gmail.com

Website: xaydungdanko.com

gf-icn-facebook gf-icn-youtube gf-icn-instagram gf-icn-rss gf-icn-twitter
Website is designed at tnweb.vn